Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2025

LƯỚI TÌNH

 

 


LƯỚI TÌNH

* Thơ Nhị ngôn *

(Gieo vần ôm)

 

Lắng nghe

Lời gió

Nói nhỏ

Như khoe

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2025

KỈ NIỆM TRONG VÒNG TAY

 

 


KỈ NIỆM TRONG VÒNG TAY

* Thơ Thập ngôn *

(Gieo vần chéo)

 

Tìm tuổi thơ trong từng hồi ký ức chân thực

Mùi mồ hôi trong những lần ra sức để chơi

Đâu manh mối trên những sợi dây thần kinh thức

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2025

LY NƯỚC THANH XUÂN

 

 


LY NƯỚC THANH XUÂN

(Gieo vần cách)

 

Tuổi trẻ nhạt tếch đi qua

Thực sự là hơi đáng tiếc

Như cơn gió được tẩm hương

Rời khu vườn lá xanh biêng biếc

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2025

THÔNG ĐIỆP

 

 


 

THÔNG ĐIỆP

(Thơ Tam tứ thất)

 

Em có sợ không

Một mình trong phòng

Với tôi - gã chọc

Hy vọng rằng em sẽ hài lòng

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2025

LẠC NHỊP

 

 


LẠC NHỊP

(Gieo vần nối)

 

Anh nhớ em rồi, nhớ khôn nguôi

Những lời văn vở xưa anh tán

Ứng vào anh như một vật cản

Giờ buồn cười với vạn sự bất an

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2025

Thơ tự do

 


6 - Thơ tự do

(Gieo vần ba tiếng)

 

Đặc điểm của thơ tự do bao gồm:

* *Không bị ràng buộc bởi luật lệ nhịp, nhưng về vần thì bắt buộc

* Đây là đặc điểm cơ bản nhất. Không có quy tắc về số lượng âm tiết trong mỗi dòng, hay cách sắp xếp các dòng thơ. Nhưng có quy tắc về vần điệu,

ĐẾN LÚC KHÔNG THỨC CÙNG ĐÊM

 

 


ĐẾN LÚC KHÔNG THỨC CÙNG ĐÊM

* Thơ Lục ngôn *

(Gieo vần ôm)

 

Cơn gió lạc qua lạnh ngắt

Sai trái năm xưa hững hờ

Nụ cười gắng gượng chơ vơ

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2025

Thơ tự do

 


5 - Thơ tự do

(Gieo vần ôm)

 

Đặc điểm của thơ tự do bao gồm:

* *Không bị ràng buộc bởi luật lệ nhịp, nhưng về vần thì bắt buộc

* Đây là đặc điểm cơ bản nhất. Không có quy tắc về số lượng âm tiết trong mỗi dòng, hay cách sắp xếp các dòng thơ. Nhưng có quy tắc về vần điệu,

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2025

THÁI ĐỘ PHỤC VỤ

 

 


THÁI ĐỘ PHỤC VỤ

* Thơ Bát ngôn *

(Gieo vần ba tiếng)

 

Chẳng may thôi, nào có muốn làm rơi

Đồ để ăn ai lại… quá nặng lời

Vẫn thanh toán thiếu đồng nào đâu nhỉ

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2025

NƠI CÔ ĐƠN THƯỜNG ĐẸP

 

 


NƠI CÔ ĐƠN THƯỜNG ĐẸP

Thơ tự do

(Gieo vần ôm)

 

Trăng mọc cao quá nóc

Quanh thềm dế hờn đêm
Cổ thụ to bóng nên

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2025

TỐT NGHIỆP

 


 

TỐT NGHIỆP

(Tứ tuyệt – Đường luật)

 

Vạt nắng còn đi tìm thơ mộng

Bờ môi vẫn quyện rõ son hồng

Mây phiêu bạt thế vương con chữ

Mực tím khô rồi bước tiếp không…

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2025

BONG BÓNG TÌNH

 

 


BONG BÓNG TÌNH

* Thơ Nhị ngôn *

(Gieo vần ba tiếng)

 

Chúa ơi

Nhất thời

Em ghét

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2025

Thơ tự do

 


4 - Thơ tự do

(Gieo vần ôm)

 

Đặc điểm của thơ tự do bao gồm:

* *Không bị ràng buộc bởi luật lệ nhịp, nhưng về vần thì bắt buộc

* Đây là đặc điểm cơ bản nhất. Không có quy tắc về số lượng âm tiết trong mỗi dòng, hay cách sắp xếp các dòng thơ. Nhưng có quy tắc về vần điệu,

KỈ NIỆM CÒN MÃI

 


 

KỈ NIỆM CÒN MÃI

* Thơ Cửu ngôn *

(Gieo vần ôm)

 

Cuối năm học thấy buồn nơi cành dương liễu

Chốc lại rực tươi như hoa phượng đỏ mầu

Ly biệt sắp tới rồi cố cười với nhau

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2025

Thơ tự do

 


3- Thơ tự do

(Gieo vần tiếp)

 

Đặc điểm của thơ tự do bao gồm:

* *Không bị ràng buộc bởi luật lệ nhịp, nhưng về vần thì bắt buộc

* Đây là đặc điểm cơ bản nhất. Không có quy tắc về số lượng âm tiết trong mỗi dòng, hay cách sắp xếp các dòng thơ. Nhưng có quy tắc về vần điệu,

KHẮC GHI NỤ CƯỜI

 

 


KHẮC GHI NỤ CƯỜI

 

Cho tôi xin làm kiếp nữa con người

Để yêu em, yêu tà áo mỏng manh

Cho anh xin như là ngọn gió trời

Sống muôn đời chỉ ở bên em thôi

 

Sống trên đời ước có được em thôi

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2025

Thơ tự do

 


2- Thơ tự do

(Gieo vần tiếp)

 

Đặc điểm của thơ tự do bao gồm:

* *Không bị ràng buộc bởi luật lệ nhịp, nhưng về vần thì bắt buộc

* Đây là đặc điểm cơ bản nhất. Không có quy tắc về số lượng âm tiết trong mỗi dòng, hay cách sắp xếp các dòng thơ. Nhưng có quy tắc về vần điệu,

KHUYẾT TÌNH

 

 


KHUYẾT TÌNH

* Thơ Tứ ngôn *

(Gieo vần tiếp)

 

Giọt nắng tan biến

Hoàng hôn tìm đến

Người xưa về đâu

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2025

MẦU SẮC CỦA TÌNH YÊU

 

 


MẦU SẮC CỦA TÌNH YÊU

(Gieo vần tiếp)

 

Em từng nói rất thích

Những câu chuyện cổ tích

Có hoàng tử bước ra

Tặng công chúa nhiều quà

Thơ tự do

 


1. Thơ tự do:

 

Đặc điểm của thơ tự do bao gồm:

* *Không bị ràng buộc bởi luật lệ về vần, nhịp:

* Đây là đặc điểm cơ bản nhất. Không có quy tắc về vần điệu, số lượng âm tiết trong mỗi dòng, hay cách sắp xếp các dòng thơ.

* *Tự do về cấu trúc:* Không có quy định về số dòng, khổ thơ, hay hình thức bài thơ. Tùy theo ý

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2025

Ô thước kiều



Ô thước kiều: lấy hoặc một hai hay là ba bốn... tiếng cuối bài thứ nhất, đặt ở đầu câu thứ nhứt bài thứ hai; lấy một hai hay là ba bốn tiếng cuối bài thứ hai đặt ở đầu câu thứ nhứt bài thứ ba và cứ như thế cho đến bài chót.


CHỐNG TÔN THỌ TƯỜNG 

 Long lay lòng sắt đã mang nhơ 

 Chẳng xét phận mình khéo nói vơ 

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2025

THUỐC THẤT TÌNH

 

 


THUỐC THẤT TÌNH

* Thơ Lục ngôn *

(Gieo vần tiếp)

 

“Đưa chai rượu đây cho mình”

Chai rượu trong bất thình lình

Chao đảo rồi bị dốc ngược

Thủ vĩ liên hoàn



Thủ Vĩ Liên Hoàn = Làm nhiều bài thơ (từ 2 bài thơ trở lên), tứ tuyệt hay bát cú, lấy câu kết của bài 1 đem làm câu phá của bài 2; câu kết của bài 2 đem làm câu phá của bài 3... cho đến khi dứt bài chót. (Thủ = đầu. Vĩ = vỹ = đuôi. Liên = liền với nhau. Hoàn = hườn = trở về, trả trở lại).


(Quân tử cố cùng) 

 Chưa chán ru mà quấy mãi đây 

 Nợ nần dan díu mấy năm nay 

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2025

YÊU LÀ CHO ĐI

 

 


YÊU LÀ CHO ĐI

* Thơ Lục ngôn *

(Gieo vần ôm)

 

Nếu có thể được một lần

Gặp lại em anh chấp nhận

Sẽ không trách than số phận

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2025

GIỌT LỆ THẦM RƠI

 


 

GIỌT LỆ THẦM RƠI

(Song thất bát ngôn)

 

Em bỏ nhà đi còn lại anh

Vườn thành hoang dại cỏ mọc xanh

Nước cũng khô cạn rồi trong giếng ngọc

Mà mặt hồ vẫn mọc nở hoa sen

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2025

HÀNH TRÌNH MỘT ĐẦM SEN

 

 


HÀNH TRÌNH MỘT ĐẦM SEN

* Thơ Tam ngôn *

(Gieo vần chéo)

 

Dù thế nào

Sông vẫn chảy

Trời xanh cao

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2025

Lộc lư ngũ bộ

 


Lộc lư ngũ bộ  = Làm 5 bài thơ với một tựa đề theo phương pháp như sau: Một câu có vần dùng làm chủ đề lần lượt được đặt làm câu phá đề của bài thứ nhất rồi chuyển xuống lần lượt làm câu thừa đề của bài thứ hai, các câu có vần trong cặp thực luận và kết của các bài tiếp theo, các vần khác cứ theo trật tự mà đẩy lên nhường chỗ cho câu chủ đề. Có thể coi các bài là một chùm xướng họa mà câu chủ đề đã được di chuyển tuần tự qua các vị trí như trục bánh xe tịnh tiến ( có ý kiến cho rằng "lộc lư" là cách đọc khác của từ "lộc lô" tức là con lăn). 

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2025

Xa luân ngũ bộ



 Xa Luân Ngũ Bộ = Làm tất cả 5 bài thơ với một tựa đề: 

 Theo cách 1, các câu có vần của bài đầu tiên sẽ lần lượt là các câu phá đề của các bài lần lượt từ trên xuống dưới; các vần khác theo trật tự mà luân chuyển. Cách 1 xử dụng các câu có vần lần lượt làm các câu phá đề của mỗi bài. 

 Theo cách 2, các từ vần của bài đầu tiên sẽ lần lượt là từ vần cho các câu phá đề của các bài lần lượt từ trên xuống dưới; các vần khác theo trật tự mà luân chuyển. Cách 2 xử dụng từ vần lần lượt trong các

Lục chuyển hồi văn



 Lục Chuyển Hồi Văn = từ 1 bài thơ (Nguyên bản) làm thành ra tất cả 6 bài thơ (ĐL Bát Cú): 

 Bài thơ thứ 1 (= Nguyên bản) = Đọc xuôi (như Nguyên Bản) là 1 bài ĐL Thất Ngôn Bát Cú có Vần Bằng. 

 Bài thơ thứ 2 (= Nghịch bản) = Đọc ngược của Nguyên bản từ dưới lên trên làm ra 1 bài ĐL Thất Ngôn Bát Cú có Vần Bằng. 

 Bài thơ thứ 3 = Nguyên bản và Bỏ 2 chữ đầu của mỗi câu làm ra 1 bài Ngũ Ngôn Bát Cú có Vần Bằng. 

Ngũ chuyển hồi văn

 


Ngũ Chuyển Hồi Văn = từ 1 bài thơ (Nguyên bản) làm thành ra tất cả 5 bài thơ (ĐL Bát Cú): 

 Bài thơ thứ 1 (= Nguyên bản) = Đọc xuôi (như Nguyên Bản) là 1 bài ĐL Thất Ngôn Bát Cú có Vần Bằng.

 Bài thơ thứ 2 (= Nghịch bản) = Đọc ngược của Nguyên bản từ dưới lên trên làm ra 1 bài ĐL Thất Ngôn Bát Cú có Vần Bằng. 

 Bài thơ thứ 3 = Nguyên bản và Bỏ 2 chữ đầu của mỗi câu làm ra 1 bài Ngũ Ngôn Bát Cú có Vần Bằng.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2025

Tứ chuyển hồi văn



 Tứ Chuyển Hồi Văn = từ 1 bài thơ (Nguyên bản) làm thành ra tất cả 4 bài thơ (ĐL Bát Cú): 

 Bài thơ thứ 1 (= Nguyên bản) = Đọc xuôi (như Nguyên Bản) là 1 bài ĐL Thất Ngôn Bát Cú có Vần Bằng. 

 Bài thơ thứ 2 (= Nghịch bản) = Đọc ngược của Nguyên bản từ dưới lên trên làm ra 1 bài ĐL Thất Ngôn Bát Cú có Vần Bằng. 

 Bài thơ thứ 3 = Nguyên bản và Bỏ 2 chữ đầu của mỗi câu làm ra 1 bài Ngũ Ngôn Bát Cú có Vần Bằng.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2025

Thuận nghịch độc


 

Thuận Nghịch Độc thì phải theo quy luật đọc thuận: Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Đọc nghịch: Từ phải qua trái, từ dưới lên trên và đương nhiên đọc thuận hay đọc nghịch thì cũng phải có nghĩa.

VỊNH CẦU THÀNH THÁI 

 Ào ào trận gió nổi tây đông 

 Vận khí vừa nay giáp hội rồng 

 Cao điện chốn đều thay ngói cũ 

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2025

Hoán vận


 

Hoán vận = 2 bộ vận được gieo ở các vị trí của chữ thứ 5 và chữ thứ 7 của 8 câu thơ (bát cú), khi hoán đổi vị trí hai chữ nầy thành ra 2 vần bằng và trắc khác nhau thành ra 2 bài thơ.

 BIỂN NHỊP HÒA 

 Vần bằng: 

 Sóng biển dâng trào vũ điệu êm 

 Ngàn dương réo rắt phủ tơ mềm 

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2025

Phú đắc



 Phú Đắc = bài thơ giải thích và phát triển ý của một câu thơ hay ca dao hay tục ngữ, nội dung phải phù hợp với sự việc đó.


Thí dụ 1 

 Câu thơ: Bà già đã bảy mươi tư 

 Ngồi trong cửa sổ gửi thư kén chồng 

 Bài thơ: GIÀ CÒN MUỐN LẤY CHỒNG 

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2025

Tập danh



 Tập Danh = tập hợp danh từ của sinh vật, cảnh vật hay sự vật trong mỗi câu thơ của bài thơ mà không có liên quan gì đến nội dung diễn tả theo đề tài của bài thơ.

- Tập Danh Động vật


GÁI KÉN CHỒNG 

 Én anh mai mối thấy lăng xăng 

 Cưu chút niềm tây tượng nghĩ rằng 

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2025

Điệp ngữ hồi văn






 Điệp Tự Hồi Văn = Một bài Thất Ngôn Tuyệt Cú , chỉ có mười chữ điệp qua điệp lại mà thành bài, mà đọc thuận hay đọc nghịch gì cũng được. (Hồi = xoay lại, trở về).

 ÔNG KHUYÊN BÀ ĐỪNG SỢ MẬP 

 Đừng ăn sợ mập liệu coi chừng 

 Mập liệu coi chừng bụng lửng lưng 

 Lưng lửng bụng chừng coi liệu mập 

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2025

Bát cú phân minh - Bát nữu

 


Bát Cú Phân Minh - Bát Nữu = Phụ âm đầu trong một câu phải giống nhau nhưng chắc chắn cũng phải khác với phụ âm đầu của những câu khác, có 8 câu thì có 8 phụ âm đầu cho mỗi câu. 

TỰ TRÀO 

 Lẹ làng, lịch lãm, lại lu lờ 

 Thỏa thích thì thôi thả thất thơ 

 Mèo mở mỏi mê mà mãi miết 

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2025

Bát cú phân minh - Độc nữu



 Bát Cú Phân Minh - Độc Nữu = Phụ âm đầu của mỗi câu đều giống nhau.


BỆNH TƯƠNG TƯ 

 Tại tình tồi tệ tựa tàn tơ 

 Tán tỉnh tương tư tám tỷ tờ 

 Thổn thức thêu thùa than thấy thánh 

 Thầm thì thệ thốt thở thành thơ 

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2025

Ngũ độ thanh

 


Ngũ Độ Thanh = Trong mỗi câu phải có đủ năm thanh dấu; các thanh trắc phải khác nhau và các thanh bằng giống nhau phải đặt ở vị trí không gần nhau. Các vận cuối cùng thì thanh cũng khác nhau.


KHÓ 

 Tán tỉnh Thùy Linh ngẫm phạc phờ 

 Nhưng nàng mãi vậy cứ  làm ngơ 

 Nhiều đêm ngóng đợi tâm mòn mỏi 

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2025

Liên thanh

 


Liên Thanh = các từ cùng âm bằng hoặc cùng âm trắc liền nhau trong mỗi câu thơ mang cùng thanh dấu. (Liên = liền với nhau).

VINH QUANG VIỆT NAM

Tháng chín thu sang phất phới cờ

Đèn vàng thảm đỏ tưởng như mơ

Non sông vạn chặng kia mây gió

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2025

TUỔI HÓNG CHUYỆN

 

 


TUỔI HÓNG CHUYỆN

(Lục ngũ cửu)

 

Với những câu chuyện huyên thuyên

Hão huyền và ngây ngốc

Lại làm cô nàng trong phút chốc quan tâm

 

Cô lầm rầm: như con nít.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2025

CHIM CU CŨNG LÀM NGƠ

 

 


CHIM CU CŨNG LÀM NGƠ

(Gieo vần sóng)

 

Nó lẩm bẩm chửi con cu

Cứ gù trên ngọn cây cao tít tắp

Thằng bạn lắp bắp không nên câu

Đứng ghé sát đầu kêu: bắn chuẩn

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2025

NỤ CƯỜI XUỐNG TRẦN

 

 


NỤ CƯỜI XUỐNG TRẦN

(Gieo vần leo)

 

Du lịch lên vùng cao

Gặp chú bé tiếng chào véo von

Gương mặt đẹp trái xoan hồn nhiên

Ta mường tượng vẻ thiên thần trong truyện cổ

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2025

NGƯỜI TÌNH XƯA

 

 


NGƯỜI TÌNH XƯA

(Song tứ bát)

 

Nơi đây em nhớ

Chuyện tình đôi ta

Đất quê mình vẫn đậm đà như xưa…

 

Mà sao hai đứa

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2025

Lưỡng Đầu Xà Nghịch Thiệt

 


 Lưỡng đầu xà nghịch thiệt: Có 2 cụm từ đứng ở đầu và cuối mỗi câu; cụm từ sau là cách nói lái của cụm từ trước. Mỗi cụm từ có 2 từ. 


Chưa chán thơ Đường vận chứa chan
Trầu can mặc kệ để câu tràn
Đếm trăng phú quyện vui đêm trắng
Mầm trực thi bung tuyệt mực trầm
Phố cũ sương hờn giăng cố phủ
Trời thâm gió lạnh buốt thời trâm

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2025

Nói Lái

 



Nói Lái: Có 2 cụm từ đứng ở bất kỳ vị trí nào trong mỗi câu, cụm từ sau là cách nói lái của cụm từ trước. Mỗi cụm từ có 2 từ.

HỜN DỖI

(Nói lái)

 

Ứ thèm nói chuyện thém ừ sao

Đã bảo rằng thôi bã đảo nào

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2025

TÔI BIẾT XIN LỖI RỒI NÀY

 

 


TÔI BIẾT XIN LỖI RỒI NÀY

 

Đã nhiều lần tôi muốn nói

Nhiều hơn một câu xin lỗi

Lần nào cũng thế lại thôi

Tôi bỏ lỡ thật sự rồi…

 

Có người không chờ đợi được

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2025

CŨNG GIỐNG NHƯ CHUYỆN TÌNH TRÊN ĐÀI, BÁO

 


 

CŨNG GIỐNG NHƯ CHUYỆN TÌNH TRÊN ĐÀI, BÁO

(Tam ngũ hành)

 

Chòng chành tôi

Vương vấn nơi áo dài

Mỏng manh bay

Vẹn một ngày không nghỉ

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2025

Lưỡng đầu xà


 

Lưỡng Đầu Xà là 1 lối "Viết Ngược". Lưỡng Đầu Xà = (có) 2 cụm từ (mỗi cụm từ gồm 2 từ) ở vị trí đầu và cuối của mỗi câu, cụm từ sau là hoán đổi vị trí của cụm từ trước như "con rắn 2 đầu" (lưỡng đầu xà). í dụ: Nghĩa nặng --- nặng nghĩa. (Lưỡng = hai. Lưỡng đầu = 2 đầu. Xà = con rắn).


NHẮN CÁC BẠN THƠ 

 Thương chồng giữ đạo, đáng chồng thương 

 Thường thấy từ xưa chuyện thấy thường 

Song điệp



 Song Điệp = hai cặp điệp tự trong mỗi câu của bài thơ, hoặc ở đầu câu hoặc ở giữa câu. (Nam Phong tạp chí). (Song = 2 cái, đôi).

VÔ ĐỀ 

 Vất vất vơ vơ cũng nực cười 

 Căm căm cuối cuối có hơn ai 

 Nay còn chị chị anh anh đó