Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2025

Yết Hậu

 


Yết Hậu = câu chót của bài ĐL tứ tuyệt chỉ có 1, 2 chữ vận mà thôi còn 3 câu đầu thì đủ chữ (7 chữ cho thất ngôn và 5 chữ cho ngũ ngôn). Đây là định nghĩa của biến thể Yết Hậu Thi, thường gọi tắt là Yết Hậu.

Thơ yết hậu gồm bốn câu, mà câu cuối chỉ có một, hai chữ, một -  hai chữ nhưng phải thâu tóm được ý tứ chính của toàn bài.

Sau đây là câu chuyện xảy ra ở một ngôi chùa, một buổi sư cụ đi vắng, Chuyện được kể bằng toàn thơ yết

hậu.


Sư ông:

Nhân khi vắng, chiền già
Yêu nhau chút gọi là
Mời vãi xuống nhà oản
Ta! ...


Vãi đương nhặt lá vàng, tiết thu lác đác rụng, giả lời:

Tiếng rằng đã xuất gia
Còn đeo thói nguyệt hoa!
Sư mô đâu có thế!
Ma! ...


Sư ông bất bình:

Quy, ai bảo chẳng nghe
Chủng chẳng có phen què!
Ở chùa ăn hại oản!
Về! ...


Vãi chỉ mặt sư, nhiếc:

Thế mà tụng kinh, sử!
Nhởn nhơ mặt cũng như...
Thế mà đeo tràng hạt!
Sư! ...


Chú tiểu đi gánh nước về, từ Tam quan vào, hiểu sự tình, vui miệng:

Thấy sự nực cười thay
Sư ghẹo vãi ban ngày
Vãi chẳng nghe sư cáu
Hay! ...


Sư ta thấy động, lại gặp chú tiểu xưa nay mình hay ức hiếp, sợ chú bạch sư cụ, vội dỗ:

Chú tiểu thực là ngoan
Làng bảo chớ nói càn
Mai cho nhiều oản chuối!
Van! ...


Chú tiểu vừa gánh nước vào sân, vừa nói:

Sự biết chẳng mình tôi
Làng biết nữa đi đời!
Đã van không nói nữa
Thôi!


Tấn kịch đến đây hạ màn. Sư cụ lúc ấy cũng vừa về đến cổng chùa.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét