Thơ ca Nhật
Bản truyền thống thường dựa trên hình mẫu các câu 5 và 7 âm tiết và tồn tại
dưới các hình thức thơ chôka (trường ca), waca (hòa ca) hay
còn gọi là tanca(đoản ca), renca (liên ca). Từ thế kỷ XVl đến
thế kỷ XlX, một thể thơ mới ra đời thay thế cho thể thơ renca, đó là
thể haiku.
Thuật ngữ haiku (đọc theo âm Hán Việt là bài
cú hay hài cú) không phải xuất hiện từ thời thịnh hành thể thơ này mà
nó được sáng tạo vào năm 1890 theo đề xướng của nhà thơ Shihi (1867-1902) dùng
để chỉ những bài thơ ngắn gồm 3 câu, 17 âm tiết đứng độc lập được bố trí theo
thứ tự: 5-7-5. Thể thơ này vốn được tách ra từ ba câu khổ đầu của
thể renca (phần phát cú hay còn gọi là hokku)
đứng độc lập và phát triển mạnh mẽ dưới thời Edo .
Từ đó nó trở thành một thể thơ với tên gọi
là haikuhay haikai, hokku.
Thế giới thiên nhiên trong
thơ haiku mang nhiều màu sắc rực rỡ, huyền bí và đầy quyến rũ. Đó là
bức tranh thiên nhiên không chỉ có trăng, sao, hoa, lá, cỏ, cây mà còn là tiếng
chim gù trong ban trưa tĩch mịch, tiếng dế mèn kêu trong đêm, tiếng chim gọi
bầy và những áng mây xa, những cơn sóng, những cánh hoa anh đào... Đứng trước
biển, trước những chuyển động của đất trời, con người càng ý thức về bản ngã
của mình và lắng nghe được bước chuyển của thiên nhiên.
Về nội dung có
luật cơ bản sau: không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt.
Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diễn tả một sự kiện
xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay
hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.
Ôi những hạt
sương (sự kiện hiện tại)
Trân châu từng
hạt (ý nghĩ thứ 1)
Hiện hình cố
hương (ý nghĩ thứ 2)
Một bài Haiku
Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai
Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có "Kigo" (quý ngữ) nghĩa là từ miêu
tả mùa (không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào,
cành khô, lá vàng,tuyết trắng... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn
(vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).
Tiếng ve kêu
râm ran (tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
Như tan vào
trong than trong đá
Ôi, sao tĩnh
lặng quá!
Ðọc thơ Haiku,
ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia
sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được.
Cỏ hoang trong
đồng ruộng
Dẫy xong bỏ
tại chỗ
Phân bón!
Nhưng người
đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc
trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm
tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh
hằng của thiên nhiên.
Thế giới này
như giọt sương kia
Có lẽ là một
giọt sương
Tuy nhiên, tuy
nhiên...
Thơ có xu
hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong thơ đưa ra hai
hình ảnh: một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể
ghi dấu thời gian và nơi chốn.
Trăng soi
(hình ảnh trừu tượng)
Một bầy ốc nhỏ
(hình ảnh cụ thể)
Khóc than đáy
nồi (nơi chốn cụ thể)
Nhà thơ không
giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh này, chỉ diễn tả sự vật
theo bản chất tự nhiên của nó. Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ
lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại
giới. Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và
đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ
ước của người đọc để người đọc tự suy diễn, cảm nhận.
Chim vân tước
bay
Thở ra sương
gió
Dẫm lướt từng
mây
Thơ như một
bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính
cái đang là - "đương hạ tức thị". Nắm bắt thực tại ngay trong giây
phút nảy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào
trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một diễn
tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong
một kinh nghiệm sống của riêng mình. Kỷ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa
chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc. Không có người
làm thơ và kẻ đọc thơ, cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung
cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét