Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2025

Lưỡng Đầu Xà Nghịch Thiệt

 


 Lưỡng đầu xà nghịch thiệt: Có 2 cụm từ đứng ở đầu và cuối mỗi câu; cụm từ sau là cách nói lái của cụm từ trước. Mỗi cụm từ có 2 từ. 


Chưa chán thơ Đường vận chứa chan
Trầu can mặc kệ để câu tràn
Đếm trăng phú quyện vui đêm trắng
Mầm trực thi bung tuyệt mực trầm
Phố cũ sương hờn giăng cố phủ
Trời thâm gió lạnh buốt thời trâm

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2025

Nói Lái

 



Nói Lái: Có 2 cụm từ đứng ở bất kỳ vị trí nào trong mỗi câu, cụm từ sau là cách nói lái của cụm từ trước. Mỗi cụm từ có 2 từ.

HỜN DỖI

(Nói lái)

 

Ứ thèm nói chuyện thém ừ sao

Đã bảo rằng thôi bã đảo nào

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2025

TÔI BIẾT XIN LỖI RỒI NÀY

 

 


TÔI BIẾT XIN LỖI RỒI NÀY

 

Đã nhiều lần tôi muốn nói

Nhiều hơn một câu xin lỗi

Lần nào cũng thế lại thôi

Tôi bỏ lỡ thật sự rồi…

 

Có người không chờ đợi được

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2025

CŨNG GIỐNG NHƯ CHUYỆN TÌNH TRÊN ĐÀI, BÁO

 


 

CŨNG GIỐNG NHƯ CHUYỆN TÌNH TRÊN ĐÀI, BÁO

(Tam ngũ hành)

 

Chòng chành tôi

Vương vấn nơi áo dài

Mỏng manh bay

Vẹn một ngày không nghỉ

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2025

Lưỡng đầu xà


 

Lưỡng Đầu Xà là 1 lối "Viết Ngược". Lưỡng Đầu Xà = (có) 2 cụm từ (mỗi cụm từ gồm 2 từ) ở vị trí đầu và cuối của mỗi câu, cụm từ sau là hoán đổi vị trí của cụm từ trước như "con rắn 2 đầu" (lưỡng đầu xà). í dụ: Nghĩa nặng --- nặng nghĩa. (Lưỡng = hai. Lưỡng đầu = 2 đầu. Xà = con rắn).


NHẮN CÁC BẠN THƠ 

 Thương chồng giữ đạo, đáng chồng thương 

 Thường thấy từ xưa chuyện thấy thường 

Song điệp



 Song Điệp = hai cặp điệp tự trong mỗi câu của bài thơ, hoặc ở đầu câu hoặc ở giữa câu. (Nam Phong tạp chí). (Song = 2 cái, đôi).

VÔ ĐỀ 

 Vất vất vơ vơ cũng nực cười 

 Căm căm cuối cuối có hơn ai 

 Nay còn chị chị anh anh đó 

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2025

NỖI NHỚ QUẦN THẢO TRONG EM

 

 


NỖI NHỚ QUẦN THẢO TRONG EM

(Nhất tam ngũ thất)

 

Ai

Hay dỗi hờn

Làm cho cơn gió hoảng

Bất chợt vội vàng lảng qua bên

Điệp Từ




 Điệp Từ = một Từ được lặp lại trong mỗi câu của bài thơ. Những Từ này đều không giống nhau. (Điệp = có sự lặp lại về mặt ngôn ngữ). - Điệp từ xảy ra không có liên quan đến vần, ở bất kỳ vị trí nào trong câu (kể cả chữ cuối) nhưng thường có vị trí giống nhau. - Điệp từ ở vị trí đầu và cuối mỗi câu (có liên quan đến vận), còn gọi là Vận Hồi Đầu. - Điệp từ xảy ra không có liên quan đến vần, ở bất kỳ vị trí nào trong câu (kể cả chữ cuối) nhưng thường có vị trí giống nhau.


CÓ LẼ NÀO 

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2025

SỐNG Ý NGHĨA

 

 


SỐNG Ý NGHĨA

**Thơ Cửu ngôn**

(Gieo vần tiếp)

 

Đâu có phải ai cũng dễ dàng hiểu hết

Nếu không đặt lên bàn cân làm sao biết

Những thứ như công danh lợi lộc ngoài kia

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2025

DUYÊN

 

 


DUYÊN

(Nhị Kiu Kiu)

 

Không duyên

Mà cưỡng ép thì chỉ như dòng nước lũ

Càn quấy đêm ngày mong đê kè thất thủ

 

Có duyên